Nền tảng của mô hình Mô hình siêu cá nhân hóa

FtF so với CMC

Trong giao tiếp mặt đối mặt, những đặc điểm như ngoại hình, biểu cảm nét mặt, tư thế, cử chỉ đều được người khác nhìn thấy. Những đặc điểm này là giao tiếp phi ngôn ngữ - có tác động đến việc giao tiếp và giúp truyền tải thông tin ngôn ngữ cơ thể đến người đối diện. Giao tiếp trực tiếp được hình thành một cách tự nhiên nhờ vào cảm xúc, nhận thức, và những đặc điểm của con người. Ngôn ngữ phi lời nói là yếu tố mà việc giao tiếp bằng CMC đang thiếu.[3]

Một số quan điểm cho rằng việc thiếu đi ngôn ngữ phi lời nói trong CMC sẽ làm giảm đi khả năng dự đoán và quản lý ấn tượng một cách chính xác về người khác.[3] Thêm vào đó, việc thiếu đi các cử chỉ phi ngôn ngữ dẫn đến một sự thật rằng giao tiếp bằng CMC có ít các yếu tố cảm xúc hơn là giao tiếp trực tiếp. Điều này sẽ làm giảm đi hiệu quả, sự thấu hiểu và những yếu tố miêu tả, vốn là những điều có thể mang lại ấn tượng tích cực.[4]

Mặc cho những ý kiến phản đối, Walther đã chỉ ra trong nghiên cứu của mình vào năm 1996 rằng giao tiếp bằng CMC thực sự có thể cải thiện sự thấu hiểu lẫn nhau giữa người gửi và người nhận chính là nhờ việc thiếu đi ngôn ngữ phi lời nói và những tin nhắn có thông tin về nhân khẩu học.[4] Walther cho rằng phi ngôn ngữ và những thông tin về nhân khẩu học trong giao tiếp trực tiếp chính là những yếu tố gây xao nhãng. Trong giao tiếp thông qua CMC, tương tác siêu cá nhân hóa sẽ được hình thành, khi đó người gửi thông điệp sẽ tập trung hơn trong việc ra chiến lược để truyền tải thông điệp, nhờ vậy mà sự hiện diện của người gửi sẽ được nâng cao và tối ưu hóa, giúp cải thiện sự tương tác lẫn nhau.[1][4]

Xử lý thông tin xã hội (SIP)

Walther đã phát triển một cách tiếp cận thay thế cho cách tiếp cận lọc tín hiệu. Từ quan điểm xử lý thông tin xã hội (SIP), Walther tuyên bố rằng con người phát triển các mối quan hệ xã hội một cách tự nhiên.[5] Với SIP, ý tưởng về tốc độ trao đổi thông tin xã hội được đưa ra. Ngoài ra, SIP còn xem xét các chiến lược có sử dụng lời nói được sử dụng trong giao tiếp qua trung gian.[5] Nhiều người sử dụng ngôn ngữ để truyền tải vô số thông tin về người gửi một cách có chiến lược, cho phép người nhận có những hình dung về người gửi. Tuy nhiên, nếu CMC thực sự là không cá nhân, tại sao rất nhiều người chấp nhận CMC cho các mục đích xã hội, chẳng hạn như chơi trò chơi trực tuyến, bảng thông báo và các nhóm trò chuyện trực tuyến? Walther đã đưa ra một mô hình khác để giải thích xu hướng ngày càng tăng đối với việc sử dụng CMC cho tương tác xã hội.[1] Khi các thuộc tính truyền thông, hiện tượng xã hội và các quá trình tâm lý xã hội được tích hợp, đó là kết quả mà Walther gọi là "siêu cá nhân hóa”.[1]